Mới đây, Universal Picturers vừa công bố tại CinemaCon 2024 rằng Five Nights at Freddy’s 2 sẽ khởi chiếu tại rạp phim vào mùa thu năm 2025.

Đây là một tin không hẳn là bất ngờ bởi vì phần phim trước đó của tựa game FNAF đã đem lại lợi nhuận khổng lồ vào dịp Halloween 2023. Với chi phí khoảng $20 triệu đô, doanh thu đem lại khi công chiếu toàn cầu lên đến gần $300 triệu đô là một con số cực kỳ khổng lồ đồng thời trở thành bộ phim thành công nhất của Blumhouse Productions.

Five Night At Freddy’s là gì?

Five Night At Freddy’s là dòng game thể loại kinh dị do nhà phát triển Scott Cawthon sáng tạo và phát hành. Phần game đầu tiên được ra mắt vào năm 2014, cho đến nay dòng game đã có 6 phần chính:

  • Five Nights At Freddy 1 và Five Nights At Freddy 2: Ra mắt năm 2014
  • Five Nights At Freddy 3 và Five Nights At Freddy 4: Ra mắt năm 2015
  • Five Nights at Freddy’s: Sister Location: Ra mắt vào 2016
  • Freddy Fazbear’s Pizzeria Simulator: Ra mắt vào năm 2017

Dòng game kinh dị sinh tồn này tưởng chừng như các phần chơi đều rời rạc và không có sự liên kết với nhau hay cốt truyện đặc biệt, ngoài việc bạn vào vai một bảo vệ tại nhà hàng vào mỗi đêm, người chơi phải luôn cố gắng giữ bản thân tỉnh táo để có thể trốn khỏi những con rối bằng máy đang trực chờ xông vào tiêu diệt bạn. Nhiệm vụ duy nhất mà người chơi cần phải làm đó là sống sót.

Five Night At Freddy’s cốt truyện

Cốt truyện xoay quanh một gia đình có 4 thành viên: William Afton - người cha, chủ sở hữu của ít nhất một cửa hàng Freddy Fazbear’s cũng là người thường được gọi là “purple guy”; Michael Afton - con trai cả; “Crying Child” - cậu con trai kế luôn luôn sợ hãi và hay khóc lóc; Elizabeth Afton - cô con gái của gia đình Afton.

Câu chuyện bắt đầu tại cửa tiệm pizza của William - Circus Baby’s Pizza World, đặc trưng của quán ăn này là những con rối máy được chính tay ông chế tạo với mục đích để tạo niềm vui và chơi đùa cùng trẻ em. Cũng nhờ những con rối máy này mà quán ăn của ông làm ăn phát đạt, tuy nhiên bi kịch đã xảy ra với gia đình William khi một trong những con rối máy có hình dạng cô hề tên là Circus Baby đã giết chết cô con gái bé bỏng Elizabeth.

Mặc dù William đã cảnh báo cho con gái Elizabeth của mình hãy tránh xa những con rối máy ra vì ông biết chúng nguy hiểm như thế nào, nhưng lời cảnh báo dường như vô dụng và đổi lại là tính mạng con gái của ông. “Crying child” đã vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đấy nên cậu đã mang một tâm lý ám ảnh về những con rối máy do cha mình đã chế tạo. Sau cái chết thương tâm của cô con gái, William đã nhốt con trai của mình trong phòng, giám sát bằng những camera an ninh nhằm không để tai nạn nào xảy ra lần nữa. Sau những vụ lùm xùm thì cửa hàng Pizza của buộc phải đóng cửa.

Vào năm 1983, cửa tiệm pizza của William đã mở cửa trở lại với cái tên mới là Freddy Fazbear’s Pizzeria, “Crying child” ngoài việc chịu đựng những ám ảnh tâm lý mà đám rối máy gây ra, cậu còn phải chịu đựng sự bắt nạt từ người anh trai cả Michael Afton. Michale đã liên tục phá hủy đồ chơi của em trai mình và liên tục hù dọa cậu bé bằng mặt nạ Foxy.

Dần dần những trò đùa của Michael càng đi khỏi giới hạn khi cậu ta đã đưa đầu của em trai mình vào miệng của con rối máy Golden Freddy, rồi con rối máy bất ngờ đóng miệng lại khiến cho “crying child” qua đời vào ngay ngày sinh nhật của chính mình. Bị ám ảnh bởi những hành động tàn bạo của cậu con trai cả, 4 đứa trẻ được mời tới tham dự sinh nhật của “crying child” đã bị William bắt nhốt vào 4 con rối máy Freddy, Bonnie, Chica, Foxy và Puppet với mong muốn rằng con trai của ông sẽ không bị đơn độc. Linh hồn của những đứa trẻ bị sát hại đã chiếm lấy thân xác của những con rối máy và lảng vảng trong tiệm pizza vào ban đêm và một lần nữa cửa tiệm pizza của William phải đóng cửa vì những lời đồn thổi xung quanh về những tai nạn trên.