Đối với mỗi game thủ tay cầm chơi game console là một phụ kiện không thể thiếu, là thành phần quan trọng đối với các máy chơi game. Không chỉ đóng vai trò là thiết bị giúp người dùng tương tác với nhân vật trong game, mà tay cầm cũng được xem là biểu tượng/đặc trưng của thế hệ máy chơi game đó. Cho đến thời điểm hiện tại những chiếc tay cầm đã được nâng cấp hiện đại hơn với nhiều công nghệ được tích hợp như có thể kết nối không dây, có thể rung lắc theo chuyển động trong game đem đến sự chân thật khi chơi game,.... Bài viết này xin giới thiệu sơ lược về "chiều dài lịch sử hình thành và phát triển" của tay cầm chơi game của nhiều hệ máy khác nhau cho đến hiện tại.

Xem thêm nhiều video đặc sắc hơn tại HALO Youtube Channel

Brown Box Controller (1960)

Đầu tiên chúng ta cùng đến với chiếc máy game đầu tiên với tên gọi là Brown Box cùng với bộ tay cầm của máy, ra đời vào năm 1960. Đây chính là ông tổ của những chiếc máy game console của hiện tại như PlayStation, Nintendo hay Xbox,.... và người tạo ra chiếc máy này chính là Ralph Bear. Cái tên "Brown Box" cũng đã nói rõ thiết kế của chiếc máy này, nhìn nó trông như những chiếc hộp gỗ với tone màu nâu trầm ấm. Về phần tay cầm điều khiển chỉ có 3 núm vặn và một công tắt gạt và được kết nối với thân máy bằng một dây điện. Bên cạnh đó Bear còn tạo ra một khẩu súng điều khiển để giúp chơi bắn súng nữa, chính khẩu súng này và bảng điều khiển trên là những thiết bị chơi game đầu tiên trên thế giới.

Lịch sử hình thành và phát triển các mẫu tay cầm console

Magnavox Odyssey 100 Controller (1972)

Và tiếp đến là một thiết kế nữa của Ralph Baer là Magnavox Odyssey 100, được ra đời vào năm 1972. Thiết kế tay cầm của Odyssey nhìn trông rất lạ, giống như một con dấu mà mọi người thường sử dụng đóng dấu giấy tờ. Cơ chế điều khiển cũng rất đơn sơ với 2 bàn quay số, một để điều khiển chuyển động ngang và một cho chuyển động dọc. Người chơi có thể chơi được các game có chuyển động đơn giản như các game Tennis và Hockey. So sánh với thiết kế bây giờ của 2 mẫu tay cầm DualSense và Xbox thì mẫu tay cầm của Magnavox Odyssey 100 có hình dáng chẳng liên quan gì với các mẫu tay cầm ở hiện tại cả, nhưng cũng rất là thú vị đúng không?

Atari Pong Controller (1972)

Tiếp theo sẽ không phải là một tay cầm chơi game rời và kết nối với máy game bằng dây nữa mà là cả 2 được gộp chung làm 1. Đó là bảng điều khiển game Pong, chiếc máy game này có 2 phiên bản, 1 là phiên bản game bỏ xu được ra đời vào năm 1972, đây cũng chính là chiếc máy game bỏ xu đầu tiên trên thế giới và bộ điều khiển chỉ có 2 nút vặn mà thôi. Sau đó vào năm 1975 thì được phát triển thành máy game với bộ điều khiển cũng chỉ có 2 nút vặn mà thôi. Nhưng một điểm cải tiến là nó được đặt lên một bệ gỗ và bạn có thể kết nối với bất kì chiếc ti vi nào ở thời điểm đó để chơi game.

Lịch sử hình thành và phát triển các mẫu tay cầm console

Fairchild Channel F Controller (1976)

Fairchild Channel F được phát hành vào năm 1976 trên khắp Bắc Mỹ và được phát hành tại Nhật Bản vào 1 năm sau đó. Với chiếc máy game này tay cầm điều khiển của nó không giống với bất kì chiếc tay cầm nào khác như trên. Chiếc tay cầm Fairchild Channel F có hình dáng dài như một cái tay nắm, phần điều khiển là phần đầu có hình tam giác và bạn sẽ di chuyển phần đầu này theo 8 hướng để có thể chơi game. Nhìn sơ thì chúng ta thấy rằng 2 tay cầm điều khiển này khá là giống với tay điều khiển game VR hiện tại.

Coleco Telstar Arcade Controller (1977)

Đến năm 1977 chúng ta có Coleco TelStar Arcade với phần tay cầm được thiết kế rất thú vị với hình tam giác và trên đó có rất nhiều điều khiển game khác nhau như súng, tay lái, nút vặn để di chuyển,.... Ngoài ra phần máy game và tay cầm được tích hợp làm một luôn chứ không chia thành 2 phần. Chiếc máy game có tổng cộng là 4 game và mỗi game tương ứng với một mặt điều khiển, chẳng hạn khi bạn chơi bắn súng thì bạn sẽ quay sang mặt có cây súng để chơi, đây quả là một thiết kế máy game thú vị.

Ten-button keypads - RCA Studio II Controller (1977)

Trong năm 1977 có thể xem là thời điểm bùng nổ của những chiếc máy game thế hệ thứ 2 với những thiết kế đầy mới lạ. Lúc này các hãng máy game đã tạo ra những thiết kế táo bạo và mới lạ thì RCA Studio II lại chọn một hướng đi lùi so với tất cả. Chiếc máy này không có tay cầm điều khiển riêng mà sẽ được tích hợp chung với máy game, nhưng điều đáng nói ở đây là nó không có bất kì một cần điều khiển nào cả mà chỉ có 2 bàn phím 10 nút ở 2 bên máy game và chỉ tương thích với 5 tựa game được cài sẵn. Chính vì sự thụt lùi đó mà chỉ 2 năm sau chiếc máy này đã bị ngừng sản xuất và rơi vào lãng quên.

Lịch sử hình thành và phát triển các mẫu tay cầm console

Atari 2600 Joystick Controller - Atari 2600 (1977)

Những thiết kế mới lạ và phần tay cầm điều khiển cũng được nâng cấp thay đổi đầy độc đáo, thì hãng Atari đình đám của thời điểm đó đã cho ra mắt dòng máy Atari 2600, chiếc máy này có phần controller tân tiến với 2 cần điều khiển, 2 bộ quay số cho các trò chơi dạng lái xe. Và thiết kế controller của Atari 2600 đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc tay cầm sau này có tích hợp cần điều khiển (Joystick).

Nintendo Entertainment System Controller (1983)

Nintendo Entertainment System hay được gọi tắt là NES được ra đời vào năm 1983 tại Nhật với tên thường được gọi là Family Computer hay Famicom. Chiếc máy game này có phần tay cầm được lấy ý tưởng từ chiếc máy game cầm tay Game & Watch với hình dạng như viên gạch với phần D-Pad bên trái và 2 nút A-B bên phải, ở chính giữa sẽ có nút Select và Start. Thiết kế cực kì hiệu quả đã được giữ lại đến tận ngày nay.

Lịch sử hình thành và phát triển các mẫu tay cầm console

Control Pad - Sega Genesis/Mega Drive (1988)

Và đây chính là chiếc tay cầm có thể nói là gần giống nhất với các mẫu tay cầm hiện tại, được xem là bước đột phá lớn trong các mẫu thiết kế tay cầm sau này, chính là Sega Genesis/Mega Drive. Được ra đời vào năm 1988, đây là chiếc controller thuộc thế hệ thứ 3 của Sega. Mẫu tay cầm Sega Genesis sở hữu một thiết kế cong giúp cảm giác cầm thoải mái hơn, phần D-Pad cũng đã được hoàn thiện với các mũi tên chỉ hướng, và có 3 nút A-B-C cùng một nút Start bên phải, đây có lẽ là nguồn cảm hướng thiết kế của những dòng tay cầm sau này.

Super Nintendo Entertainment System Controller (1990)

Tiếp nối thành công vang dội của NES vào năm 1983 thì 7 năm sau vào năm 1990, Nintendo đã cho ra đời Super Nintendo Entertainment System với tên viết tắt là SNES. Nếu những ai sinh ra ở thế hệ 8x hay 9x đời đầu thì chiếc máy game này giống như một phần của tuổi thơ vậy. Đây là một bản nâng cấp cao với controller được bo tròn ở 2 đầu tạo cảm giác cầm ôm tay, D-Pad được giữ nguyên như đời trước, các nút Select-Start được bố trí như cũ, nhưng ở các nút bên phải thì đã có sự thay đổi là 4 nút A-B-X-Y đã được phân màu sắt ra thành xanh dương, xanh lá, đỏ và vàng. Phần layout nút này vẫn được sử dụng trên các dòng tay cầm controller ngày nay.

Lịch sử hình thành và phát triển các mẫu tay cầm console

Sony PlayStation Controller (1994)

Một huyền thoại đã ra đời khi năm 1994 Sony chính thức cho ra mắt chiếc máy chơi game đầu tiên của họ là Sony PlayStation hay mọi người thường gọi là PS1. Ngay từ phiên bản đầu tiên thì phần tay cầm của PlayStation đã mang đậm dấu ấn với thiết kế phần tay cầm dài và phù hợp với lòng bàn tay chúng ta hơn so với các thế hệ tay cầm trước. Còn với phần D-Pad vẫn có 4 hướng, vẫn có Select và Start, nhưng phần nút bấm Sony họ đã thay những chữ A-B-X-Y bằng các biểu tượng vuông trong tam giác đặc trưng mà đến tận ngày nay đã trở thành biểu tượng nhận diện của họ. Bên cạnh đó đây là một trong những chiếc tay cầm được hoàn thiện nhất vào thời điểm đó với các phần L1-L2 và R1-R2 đã được thêm vào để tạo sự tiện lợi hơn khi chơi game.

Lịch sử hình thành và phát triển các mẫu tay cầm console

AppleJack Controller - Apple Bandai Pippin (1995)

Nếu các bạn chưa biết thì Apple đã từng cho ra mắt một mẫu tay cầm chơi game với tên gọi Apple Bandai Pippin vào năm 1995. Thiết kế của tương tự như một chiếc boomerang, vô cùng đẹp mắt và độc đáo. Phần D-Pad cũng rất mới lạ khi được làm với dạng hình tròn và chính giữa thì chiếc tay cầm này có một con lăn giúp điều hướng khi chơi game, đây chính là một điểm cộng cho chiếc tay cầm này. Nhưng đáng tiếc là chiếc tay cầm này chỉ trụ được một thời gian ngắn trước rồi bị khai tử hoàn toàn. Nhìn chung đây cũng là một thiết kế không đến nỗi tệ nhưng mà nếu để có thể sử dụng chơi game thì thật sự trải nghiệm của nó vẫn không bằng so với những chiếc tay cầm khác.

Sony PlayStation DualShock (1997)

Và đây chính chiếc controller được gọi là chuẩn mực của thiết kế tay cầm PlayStation DualShock, được ra đời vào năm 1997 tại Nhật và phát hành rộng rãi tại Mỹ vào năm 1998. Đây có thể xem là phiên bản nâng cấp hoàn hảo của chiếc tay cầm của PS1 khi đã được bổ sung thêm cần điều khiển. Sản phẩm còn được trang bị khả năng phản hồi rung cực kỳ hiện đại vào thời điểm đó. Về sau này các dòng tay cầm đều dựa vào thiết kế của DualShock để phát triển.

Sega Dreamcast Controller (1998)

Dreamcast là một chiếc máy game console gia đình do Sega phát hành vào ngày 27 tháng 11 năm 1998 tại Nhật Bản, ở Bắc Mỹ (9/9/1999) và ở cả Châu Âu (14/10/1999). Dreamcast là chiếc console cuối cùng của Sega, đánh dấu sự kết thúc của công ty trên thị trường game console sau 18 năm và cũng là thiết bị mở ra thế hệ thứ 6 của game console. Tuy nhiên, thiết kế tay cầm của Dreamcast không có gì quá nổi trội và có lẽ đây chính là lý do kiến nó bị tụt lại so với các đối thủ. Thiết kế của mẫu tay cầm này khá cồng kềnh và không tối ưu được trải nghiệm khi chơi là lý do lớn làm cho nó đã bị khai tử.

Trên đây là những nét phác họa tóm tắt về lịch sử phát triển của các thiết bị game console cũng như tay cầm chơi game trước năm 2000. Xem tiếp phần 2 tại đây! Ở bài viết sau HALO sẽ tiếp tục đến giai đoạn tiếp theo, từ sau năm 2000 cho đến nay.

Tham gia group nhận quà liền tay

Hội PS5 Việt Nam