Máy chơi game handheld (handheld game console) là những chiếc máy chơi game cầm tay có trọng lượng nhẹ, kết cấu vi mạch điện tử nhỏ gọn, không giống những chiếc video game console thông dụng. Máy chơi game cầm tay hay console cầm tay, handheld console là tên gọi bao gồm cho các hệ máy console nhỏ cầm tay để chơi như điện thoại, máy này khác với máy console (máy chơi game gia đình) là có thể mang bất cứ nơi nào để chơi (trong hoặc ngoài nhà), còn về điểm tương đồng là có thể chơi bất kì lúc nào. Máy chơi game cầm tay chứa một bảng điều khiển có loa hai bên, bao gồm controller 4 nút hoặc Joy-con, được gắn một màn hình tích hợp ở giữa.

Trong bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về sự phát triển của console nhà Nintendo qua từng năm, và trong bài tiếp theo này chúng ta cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu về hệ máy handheld của Nintendo.

Game & Watch

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Game & Watch là chiếc máy game dạng tay cầm đầu tiên của Nintendo mà có lẽ ít được nhiều người biết đến. Sản phẩm này được tạo ra bởi nhà thiết kế trò chơi Gunpei Yokoi và sản xuất bởi Nintendo từ năm 1980 cho đến năm 1991. Thời điểm đó, mỗi máy Game & Watch chỉ có duy nhất 1 trò chơi hiển thị trên màn hình LCD, kèm theo chế độ đồng hồ hoặc báo thức hoặc là cả hai chế độ đó trên cùng 1 máy. Game & Watch được bán hơn 80 triệu chiếc trên toàn thế giới và đã tạo tiền đề phát triển cho những dòng máy game tay cầm sau này, mở ra một kỉ nguyên cho các thiết bị chơi game cầm tay phổ biến hơn, nhiều công ty cũng đã nối bước chiếc máy này, đơn cử là công ty Tiger Electronics với loạt trò chơi Star Wars của họ.

Game Boy

Năm 1989, chiếc máy Game Boy được phát triển và phát hành bởi Nintendo, đây cũng là hệ máy đầu tiên trong dòng máy Game Boy. Game Boy được kết hợp các tính năng của máy NES và phần cứng của máy Game & Watch. Thiết kế của Game Boy cũng khá thú vị, các góc máy có hình chữ nhật, nhưng phần góc dưới bên phải được bo tròn hơn. Máy dựa trên bộ xử lý Z80, có màn hình LCD phản chiếu màu đen và màu xanh lá cây, 5 nút bấm điều khiển được đặt trên thân máy và nút xoay âm lượng được đặt ở bên hông.

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Mặc dù về mặt cấu hình, Game Boy kém hơn đối thủ cạnh tranh của nó nhưng máy đã nhận được lời khen nhờ tuổi thọ pin và độ bền. Máy đã nhanh chóng bán được hơn một triệu bản tại Mỹ chỉ trong vài tuần và đã trở thành một biểu tượng văn hóa trong những năm sau khi phát hành.

Game Boy Pocket

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Cũng là một dạng máy game tay cầm thuộc dòng Gameboy, chiếc máy Game Boy Pocket được phát hành vào năm 1996, với các tính năng tương tự máy Gameboy gốc, chỉ có điều nó nhỏ và nhẹ hơn mà thôi. Ngoài ra ở bản bỏ túi này, màn hình cũng được cải thiện hơn bằng màu đen trắng chứ không còn là màu xanh nữa, và nó cũng ít bị nhoè hơn bản gốc.

Game Boy Light

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Phát hành năm 1998, Game Boy Light là phiên bản update của Game Boy Pocket và nó chỉ được bán ra trong một khoảng thời gian ngắn. Với thiết kế giống hệt Game Boy Pocket, điểm khác duy nhất có lẽ là cấu tạo của ngăn chứa pin để phù hợp với 2 cục pin AA mà máy sử dụng. Đây là máy Game Boy đầu tiên được phát hành với màn hình có đèn nền, tạo tiền đề phát triển cho sản phẩm máy tiếp theo của dòng máy cầm tay này.

Game Boy Color

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Cũng vào năm 1998, Game Boy Color được Nintendo cho ra mắt với khung kích thước tương tự như máy Game Boy Pocket, chỉ khác ở điểm màn hình nhỏ hơn một chút và cấu hình mạnh hơn với tốc độ xử lý gấp đôi và bộ nhớ gấp ba lần. Đây cũng là máy chơi game cầm tay cuối cùng có đồ hoạ 8 bit. Và đặc biệt là Game Boy Color có khả năng tương thích ngược, nghĩa là có thể đọc được các băng Game Boy cũ hơn, và khả năng này đã trở thành một tính năng chính của dòng máy Game Boy.

Game Boy Advance

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Năm 2001, Nintendo đã phát hành một bản nâng cấp của dòng máy Game Boy có tên là Game Boy Advance. Đây là máy chơi game cầm tay 32 bit, là sản phẩm kế thừa nhưng tinh hoa của Game Boy Color. Khác với những thiết kế của mẫu Game Boy trước đó là dạng khuôn dọc, máy Game Boy Advance có thiết dạng nằm ngang, các nút điều khiển cũng được đặt sang 2 bên của thiết bị. Phần cứng tương tự như chiếc máy SuperNes, Game Boy Advance đã có các trò chơi đi cảnh và nhập vai cũng như là có khả năng tương thích ngược với tất cả các trò chơi của máy Game Boy trước đó.

Game Boy Advance SP

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Đầu năm 2003, Nintendo đã giới thiệu một phiên bản cầm tay mới, được gọi là Game Boy Advance SP. Sản phẩm được thiết kế lại giống như một máy tính xách tay bỏ túi, máy Game Boy Advance SP được trang bị pin lithium ion có thể sạc lại, màn hình LCD sáng hơn đáng kể và đèn có thể bật/ tắt được. Thiết kế này mang lại cho người chơi trải nghiệm tốt hơn và rõ ràng hơn rất nhiều mà các thiết bị chơi game tay cầm trước chưa hề có.

Nintendo DS

Nintendo DS được phát hành vào năm 2004, đây là chiếc máy game cầm tay có 2 màn hình. Nintendo đã thay đổi thiết kế trên hệ máy này với nhiều tính năng mới, hấp dẫn người chơi hơn dòng máy Game Boy trước đó. Nintendo DS có 2 màn hình LCD trên dưới hoạt động song song, đặc biệt là màn hình phía dưới còn có tính năng cảm ứng, máy có micro tích hợp và hỗ trợ được các kết nối không dây. Máy cũng có thể tương thích ngược được với các băng trò chơi của Game Boy Advance.

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Nintendo DS là hệ máy game đầu tiên của Nintendo sử dụng Nintendo Wi-Fi Connection. Với tính năng Nintendo Wi-Fi Connection, mọi người có thể chơi với các game thủ trên toàn thế giới và có thể lưu tài khoản của họ như một người bạn thông qua hệ thống Friend Code. Một số trò chơi đã sử dụng tính năng Nintendo Wi-Fi Connection này như là loạt trò chơi Pokémon thế hệ thứ 4 và 5, Mario Kart DS và Animal Crossing: Wild World. Tính đến năm 2016 thì chiếc máy Nintendo DS này đã bán ra hơn 150 triệu bản trên toàn thế giới, đây là hệ máy bán chạy thứ hai chỉ sau PlayStation 2 của Sony.

Nintendo DS Lite

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Nintendo DS Lite được ra mắt năm 2006 là bản thiết kế lại của máy Nintendo DS. Vẫn giữ được các đặc trưng trong thiết kế của bản gốc, tuy nhiên có sự nâng cấp về hình dáng cùng màn hình đẹp và sáng hơn hẳn, hãng cũng thay đổi cả về mặt pin cũng như camera phía trước của máy. Nintendo đã loại bỏ lớp vỏ nhựa màu bạc và tân trang cho máy DS Lite này một lớp vỏ trông có vẻ chuyên nghiệp hơn, được lòng người dùng hơn rất nhiều. Cùng với đó là màn hình mang lại hiệu năng sắc nét, tươi sáng giúp người chơi trải nghiệm được các tựa game 3D, đồ hoạ đẹp mắt. Theo thống kê của Nintendo, tính đến năm 2014, chiếc máy game tay cầm DS Lite này đã bán được 93 triệu bản toàn cầu.

Nintendo 3DS

Tiếp nối thành công của DS và DS Lite, Nintendo cho ra mắt chiếc máy game cầm tay Nintendo 3DS vào năm 2011. Máy được trang bị giao diện điều khiển có khả năng hiển thị các hiệu ứng 3D lập thể mà không cần thêm bất kì phụ kiện hỗ trợ nào khác.

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Hệ máy này cũng có thể chơi các trò chơi AR, tương thích ngược với các trò chơi trên Nintendo DS và chạy nhiều ứng dụng khác nhau chẳng hạn như Netflix, YouTube và Nintendo Store. Tính đến năm 2011 thì máy 3DS đã được bán ra với 3,61 triệu bản, thế nhưng con số này lại không đạt target 4 triệu bản như Nintendo dự kiến ban đầu.

Nintendo Wii U

Nintendo Wii U là chiếc máy console được phát triển và phát hành bởi Nintendo vào năm 2012. Đây là thế hệ máy console thứ 8 của hãng. Wii U được trang bị các tính năng hỗ trợ đồ hoạ HD cùng bộ điều khiển chính đó là chiếc Wii U GamePad, có màn hình cảm ứng và đầy đủ các phím điều khiển như D-Pad, phím điều hướng và cần analog. Điểm đặc biệt của chiếc Wii U này chính là nằm ở tay cầm Gamepad, cụ thể là ở màn hình cảm ứng. Màn hình này được sử dụng như một màn hình bổ sung cho màn hình chính hoặc chơi trực tiếp được một số trò mà không cần đến màn hình TV.

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Thời gian đầu ra mắt, chiếc máy Wii U này đã nhận được phản ứng khá tích cực từ người dùng, nhất là cho bộ điều khiển GamePad, cùng với những cải tiến khả năng tương thích ngược với các phần mềm của Wii nhưng lại có giá cả tốt hơn. Tuy nhiên, sau đó thì Wii U cũng nhận được khá nhiều phàn nàn về thời lượng pin của tay cầm GamePad và các vấn đề về giao diện người dùng. Theo thống kê từ Nintendo, chiếc máy Wii U đã có doanh số bán ra được 13,56 triệu máy trên toàn thế giới, Và cho đến năm 2017, hãng đã cho ngừng sản xuất máy game console này.

Nintendo Switch

Kế thừa Wii U, hệ máy game tiếp theo được ra đời đó là Nintendo Switch, hay chúng ta thường gọi tắt là máy Switch. Đây được coi là một chiếc máy lai giữa máy game handheld và máy chơi game tại gia. Lí do là vì người chơi vừa có thể chơi game trên máy theo dạng di động, hoặc có thể kết nối máy với màn hình lớn qua 1 thiết bị mà hãng gọi là “dock”, cùng với bộ điều khiển joy-con không dây có thể linh động tháo ra và lắp vào được.

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Chỉ sau khoảng thời gian ngắn phát hành, số máy xuất xưởng đã là 3 triệu máy, vượt mức dự đoán ban đầu của hãng. Và trong một năm phát hành thì con số này đã tăng lên thành 14 triệu máy. Đây được xem là hệ máy bán chạy nhất trong lịch sử của Nintendo. Gắn liền với thành công của máy là các tựa game được đánh giá cao như The Legend Of Zelda: Breath of The Wild, Mario Kart 8 Deluxe và Super Mario Odyssey. Tính đến năm 2018 thì các tựa game này đã bán được hơn 11 triệu bản, và con số này vẫn còn tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

Nintendo Switch Lite

Quá Trình Phát Triển Dòng Máy Console Của Nhà Nintendo Phần 2 - Máy Handheld

Sau thành công của chiếc máy Switch truyền thống, Nintendo đã tiếp tục cho ra mắt phiên bản nhỏ hơn, di động hơn mang tên Switch Lite. Về phần thiết kế, Switch Lite khá tương đồng với Switch, vẫn có 2 cần analog 2 bên, có phím D-pad cũng như đầy đủ phím điều hướng. Thế nhưng điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là tay cầm trên Switch Lite không thể rút ra được, vì đây là thiết kế liền khối. Màu sắc trên Switch Lite cũng có phần tươi mới hơn bao gồm các màu Xanh, Vàng, Xám và mới đây nhất là màu Hồng Cam vô cùng lạ mắt.

Và đó là tất cả những chiếc máy game trong lịch sử phát triển của Nintendo. Vậy thì đâu là chiếc máy game mà bạn ấn tượng và yêu thích nhất?, hãy để lại bình luận ở bên dưới cho mình biết nhé.