Hướng dẫn F0 chữa trị khi cách ly tại nhà
Hiện tại tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng, nếu chẳng may trong gia đình bạn có trường hợp F0 thì cũng đừng quá vội lo lắng và hoang mang. Khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 ở tình trạng nhẹ, chỉ ho, mệt, sốt thì có thể tự điều trị tại nhà và tự hồi phục sau 7-10 ngày. Nếu biểu hiện bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn chữa trị F0 tại nhà và những dụng cụ y tế cần thiết trong gia đình mùa dịch này như sau.
Nội dung chính |
---|
1. Chuẩn bị những gì?
Đối với nơi ở
Không gian sinh hoạt nên thông thoáng, có cửa sổ và nên mở ra, tránh không gian kín vì là nơi phát tán virus cao, khu vệ sinh riêng, chỉ sử dụng quạt, không nên dùng điều hoà.
Vật dụng sinh hoạt
Đồ dùng vệ sinh cá nhân, khẩu trang, găng tay y tế, thùng rác riêng có nắp, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, bát đũa riêng hoặc loại dùng một lần, bột giặt, nồi xông...
Thuốc
Hạ sốt, tiêu hoá, ho, đau họng, dầu gió, oresol, nước muối súc miệng, xịt vệ sinh mũi, viên sủi C, các loại vitamin tăng sức đề kháng nhất (Vitamin C, B, Kẽm,...), viên xông (tinh dầu, sả, gừng).
Thiết bị y tế cần thiết:
- Nhiệt kế giúp đo nhiệt độ và theo dõi tiến trình bệnh. Nên sử dụng những loại nhiệt kế đo từ xa, đo không tiếp xúc để tránh lây nhiễm chéo.
- Kit test nhanh Covid tại nhà.
- Máy đo huyết áp (nếu có).
- Máy tạo oxy tại nhà.
- Cồn 70 độ.
- Máy rửa tay tự động không tiếp xúc.
- Máy đo nồng độ oxy trong máu (máy đo SpO2) giúp bệnh nhân Covid-19 phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu, để được can thiệp kịp thời khi trở nặng.
Máy đo SpO2 cầm tay là thiết bị y tế phổ biến, dễ sử dụng tại gia đình, cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng hạ oxy máu, như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (thường ngủ ngáy)... và viêm phổi do Covid-19. Mục đích của việc đo chỉ số SpO2 nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy của người bệnh trước khi có các dấu hiệu trên lâm sàng như tím tái. Chỉ số này được đo rất dễ dàng thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.
- Súng khử khuẩn Nano Blue Light để xịt sát khuẩn môi trường.
Sản phẩm có tác dụng phun dung dịch khử trùng lên cơ thể người theo dạng sương không đọng nước, giúp khử khuẩn, diệt virus bám trên quần áo, da người và trong không khí. Súng khử khuẩn cũng có thể phun xịt khuẩn lên các bề mặt đồ vật trong nhà hoặc hàng hoá đã nhận khi mua hàng online.
2. Chữa trị F0 tại nhà
Các triệu chứng thường gặp
- Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
- Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
- Hiếm gặp hơn là rối loạn khứu giác, tê lưỡi, mất vị giác.
Sử dụng thuốc theo liều lượng
Nên uống thuốc khi phát hiện sốt trên 38 độ, hoặc nếu nhức đầu, nhức cơ nhiều (Paracetamol) theo liều lượng, uống cách nhau 4-6 giờ (sốt nhiều trên 39 độ mới uống 2 viên/lần). Khi bị ho có thể uống thêm thuốc ho đi kèm.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.
Tăng cường hệ miễn dịch
- Hàng ngày nên bổ sung vitamin C,B bằng nước ép cam, chanh hoặc sủi C. Có thể bổ sung thêm kẽm để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, tấn công ngăn chặn các tế bào bị nhiễm bệnh hoặc tế bào ung thư.
- Uống nhiều nước ấm, có thể uống oresol bù nước. Ăn đồ dễ tiêu, bổ sung trái cây. Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
- Tập các động tác thể dục vừa sức, không tập thể dục nặng, đọc sách, báo, tìm kiếm tin tức tích cực, giảm stress,...
3. Theo dõi tình trạng bệnh
Nên làm hàng ngày
- Duy trì tinh thần lạc quan, vui tươi.
- Đo thân nhiệt hàng ngày bằng nhiệt kế đo không tiếp xúc.
- Đo oxy trong máu (SpO2) bằng thiết bị đo chuyên dụng.
- Từ 97% trở lên bình thường.
- Từ 94-96% người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày xem có ổn định hay không.
- Từ 92-94% cần sử dụng máy tạo oxy để hỗ trợ bệnh nhân thở. Dưới 92% phản ánh tình trạng máu thiếu oxy, làm bệnh nhân có triệu chứng tím tái ở môi, ngón tay cần hỗ trợ bác sĩ hoặc đến bệnh viện nhanh nhất. - Đo nhịp thở: Nằm thư thái 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống.
- Người lớn nhịp thở bình thường là 16-20 lần một phút, trên 22 hoặc dưới 15 lần, bạn nên báo y tế.
- Trẻ em nhịp thở nhanh hơn người lớn: trẻ mới sinh 30-50 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần.
Làm gì khi chỉ số SpO2 thấp
Khi chỉ số Spo2 của người bệnh dưới 94% cần được cho hỗ trợ hô hấp, cho thở oxy bằng máy tạo oxy hoặc oxy y tế trong bình chuyên dụng. Nếu đã thở oxy với lưu lượng 5-10 lít/phút mà chỉ số SpO2 không cải thiện hoặc chỉ số SpO2 giảm còn 92% thì người bệnh đứng trước nguy cơ suy hô hấp phải can thiệp mức cao hơn, bắt buộc phải nhập viện.
Đối mặt với virus COVID-19 các hệ cơ quan hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sẽ dẫn tới kiệt quệ vì cơ thể hay não không được cung cấp đủ oxy. Điều này rất nguy hiểm và là một vấn đề lớn cần lo về tính mạng do đó có thể sử dụng máy tạo oxy tại nhà để cung cấp đủ dưỡng khí và oxy cho quá trình hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Oxy có thể sử dụng tại nhà gồm bình oxy và máy tạo oxy. Bình oxy là do cơ sở công nghiệp sản xuất chứa khí oxy còn máy tạo oxy là chiết xuất khí oxy từ khí trời, hai loại này khác nhau nhưng về mục đích thì giống nhau. Với những bệnh nhân F0 đang chữa trị tại nhà thì có thể chọn mua máy tạo oxy tại nhà, dưới đây là những chiếc máy thông dụng và tốt nhất hiện nay. Những điều cần biết khi sử dụng máy tạo oxy tại nhà.
Khi bệnh tình trở nặng
Tuy nhiên, vẫn có 15-20% các trường hợp tiến triển dần nặng lên. Diễn tiến bệnh tùy theo cơ địa của mỗi người. Bệnh thường tiến triển nặng vào tuần thứ hai kể từ khi phát bệnh.
Các biểu hiện nặng bao gồm thở nhanh, cảm giác khó thở (dù đã sử dụng máy tạo oxy rồi), đau tức ngực, tím tái, viêm phổi, viêm phổi nặng... cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. Đặc biệt, những F0 mắc bệnh nền, cơ địa béo phì, người trên 65 tuổi... cần chú ý hơn khi sức khỏe có bất thường.
Những trường hợp trở nặng cần can thiệp bác sĩ có thể liên lạc với tổng đài 115 hoặc 1022 hoặc 1900 9095.
4. Đối với người chăm sóc F0
- Người chăm sóc không nên ở cùng bệnh nhân.
- Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Bỏ rác thải của bệnh nhân vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng.
- Súc miệng nước muối hằng ngày.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Nên giữ khoảng cách 2M khi tiếp xúc.
- Bổ sung thêm vitamin tăng sức đề kháng.
- Nên giữ tinh thần lạc quan và không hoang mang hay lo lắng.
- Chăm sóc vật nuôi của F0, hạn chế tiếp xúc giữa người bị bệnh và vật nuôi.
- Thường xuyên khử khuẩn nhà cửa bằng súng khử khuẩn Nano Blue Light.
HALO Shop vẫn hoạt động bình thường và luôn sẵn hàng những thiết bị y tế cần thiết cho gia đình bạn trong mùa dịch này. Các bạn có thể đặt tại đây.