Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy tạo oxy tại nhà
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình đang tìm mua máy tạo oxy về nhà dự phòng để phòng tránh những trường hợp không thể đi viện ngay do tình trạng bệnh viện đang quá tải, mà bệnh nhân cần oxy ngay thời điểm đó nếu có sẵn máy tạo oxy tại nhà thì rất tốt. Việc dự trữ máy tạo oxy không phải là vấn đề mà quan trọng là người dùng phải chọn mua được máy tạo oxy chất lượng, đồng thời cũng cần biết cách sử dụng và bảo quản cho đúng để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Nơi cất giữ và bảo quản máy tạo oxy, bình oxy
Tuy máy tạo oxy không quá khó sử dụng nhưng chúng ta cần nắm kỹ các nguyên tắc khi sử dụng để cung cấp oxy đúng liều lượng cho người bệnh cũng như cần chú ý chú ý nơi đặt để, cách lắp tháo nhằm an toàn cháy nổ khi sử dụng.
- Đặt máy tạo oxy/bình oxy ở nơi không bị va chạm, trong không gian thông thoáng.
- Nên để máy cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện (bếp ga, khói thuốc lá….) ít nhất 5 mét.
- Không sử dụng thiết bị này khi không khí có chứa các chất ăn mòn, độc hại, có hại (khói) vì thiết bị này lấy không khí làm nguyên liệu thô.
- Khi sử dụng xong phải kiểm tra và bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi nào thì cần sử dụng máy tạo oxy (bình oxy)
Để sử dụng đúng cách máy tạo oxy tại nhà, chúng ta cần quan sát xem người bệnh có thật sự đang thiếu oxy hay không. Dưới đây là những dấu hiệu của người đang thiếu oxy.
- Xanh tím môi và đầu ngón tay.
- Co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và 2 bên sườn.
- Chóng mặt.
- Mạch trên 100 lần/phút. Đếm liên tục trong 1 phút bằng ngón 2 và 3.
- Khó thở, thở nhanh >24 lần/phút. Đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong 1 phút.
- Đo bằng máy SpO2 (nếu có): chỉ số <94%.
Ví dụ trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy mệt, thở trên 30 lần một phút, thở gắng sức, tri giác lơ mơ… thì cần phải cho thở oxy bằng máy tạo oxy tại nhà. Nếu bệnh nhân có đáp ứng tốt thì sẽ không ra mồ hôi, có thể ngồi dậy được, không còn cảm thấy mệt, không còn cảm giác ngộp sau khi thở bằng máy.
Những lưu ý khi cho bệnh nhân thở oxy
- Tránh làm khô đường thở bằng cách dùng bình tạo ẩm và uống thêm nước.
- Khi thở oxy lâu phải duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở. Không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh. Điều chỉnh liều sau mỗi 15 phút.
- Máy tạo ôxy hay máy thở đều cần nước để tạo ẩm và nguồn nước này phải bảo đảm vô trùng.
- Trong quá trình điều trị, phải luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Các cách thở oxy qua máy tạo oxy:
- Thở qua ống: Thở qua ống thông mũi có tác dụng tránh làm loãng nồng độ oxy. Khi thở, bệnh nhân nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi ở tư thế thoải mái, đảm bảo đường hô hấp thông thoáng.
- Thở qua mặt nạ: Được dùng trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị thương mũi. Thở qua mặt nạ cung cấp nồng độ oxy rất cao.
Nên mua máy tạo oxy nào?
Với những người khỏe mạnh bình thường, hít thở trong bầu không khí bình thường (lượng oxy chiếm 21%) có thể duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các các bệnh đường hô hấp, người nhiễm virus SARS-CoV-2 thì lượng oxy cần thiết để cung cấp phải cao hơn 21%. Như vậy việc chuẩn bị một máy tạo oxy tại nhà là một điều kiện vô cùng tốt để tự bảo vệ sức khoẻ. Dưới đây là các loại máy tạo oxy được nhiều khách hàng ưu chuộng nhất năm nay.
Máy tạo Oxy Yobekan Tại nhà 5 Lít RK05A cung cấp oxy tinh khiết cao đến 93% (±3%) ở lưu lượng 5 lít/phút, cho phép tùy chỉnh lưu lượng tạo khí oxy từ 1 lít – 5 lít để đáp ứng nhu cầu của các nhóm thể chất khác nhau.
Nếu nhu cầu sử dụng của bạn không quá cao thì có thể tham khảo thêm chiếc máy Máy tạo Oxy Yobekan Household Oxygen Concentrator 2 Lít KE-Y202 có khả năng tự động điều chỉnh lưu lượng oxy từ 1-2 Lít mỗi phút với chi phí tốt hơn.
Hy vọng rằng sau khi tham khảo các loại máy này, bạn đã lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân. Bạn có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua hai loại máy tạo oxy trên tại đây. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những thiết bị y tế cần thiết nhất trong mùa dịch tại đây.